Để ánh sáng trong nhà hài hòa và không rối mắt thì khi sử dụng đèn âm trần bạn phải hiểu biết về một số nguyên lý cơ bản. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn một số lưu ý khi lắp đặt đèn led âm trần trong nhà!

Những lưu ý khi lắp đèn âm trần trong phòng khách, nhà bếp

Đèn âm trần sẽ cho từng hiệu ứng khác nhau vì vậy bạn nên chọn kỹ càng sao cho không gian sinh hoạt chung của gia đình hài hòa. Đầu tiên bạn phải xác định xem công năng của từng không gian cần khoảng bao nhiêu đèn led âm trần.

den led am tran phong khach

Đối với phòng khách, phòng ăn thì bạn nên chọn loại đèn có góc chiếu sáng rộng vì đây là những không gian sinh hoạt chung cần lượng ánh sáng cao. Khi lắp đèn âm trần thì bạn nên lắp theo hình mạng lưới và chọn loại có công suất trong khoảng từ 5w – 7w.

Khi lắp đặt, bạn hãy lưu ý giữ khoảng cách giữa các đèn trung bình từ 1m đến 1.5m. Còn số lượng đèn sẽ phụ thuộc vào diện tích không gian trần, thiết kế trần cũng như nhu cầu ánh sáng của gia đình.

Khi lắp đèn led âm trần thì bạn nên lắp thêm đèn led dây hắt trần philips vì điều này sẽ giúp ánh sáng phản xạ từ trần nhà xuống nền. Từ đó sẽ giúp không gian tràn ngập ánh sáng và không gây chói mắt khi bật đèn.

Bên cạnh đó, bạn nên lắp thêm một bóng đèn có kích thước lớn hơn để tạo điểm nhấn trên trần cũng như đảm bảo ánh sáng đủ cho cả không gian nếu hệ thống đèn âm trần lỗi.

Đối với những tiểu cảnh trong không gian gia đình ví dụ như lọ hoa, tranh treo tường, bể cá,…. Bạn có thể lắp thêm đèn led âm trần philips để làm nổi bật cũng như tạo không gian sinh động cho ngôi nhà của mình.

>>> Xem ngay: Đèn led philips

Lưu ý khi lắp đèn âm trần trong phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi bạn nghỉ ngơi thư thãn sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi và căng thẳng. Vì vậy khi lắp đèn âm trần hãy sử dụng những loại đèn led có góc chiếu hẹp và ánh sáng dịu nhẹ để không gây chói mắt.

Khi lắp đèn trong phòng ngủ bạn hãy tránh lắp gần giường ngủ vì điều này sẽ khiến bạn chói mắt. Trong phòng riêng thì bạn nên lắp đèn có độ hắt nhẹ và ánh sáng vừa phải để tạo cảm giác riêng tư và thư giãn cho gia chủ.

Bedroom Lighting 1

Bên cạnh đó, đèn trong phòng sẽ lắp hướng vào góc tường hoặc tranh ảnh để giảm bớt độ chói. Nếu chiếu thẳng xuống sàn không gian trống thì sẽ là ý tưởng không tồi. Các đèn bố trí trong phòng không nên lắp đều khoảng cách nhưng cũng không nên tạo ra sự chênh lệch quá lớn.

Bởi khi bạn lắp đèn âm trần thiên về một bên thì sẽ gây chói lóa và khiến mắt phải điều tiết khi vào phòng vì chói. Điều này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến thị giác của bạn.

Hoặc bạn có thể bố trí đèn led phía sau đầu giường nếu đầu giường cao. Điều này sẽ tạo điểm nhấn cho căn phòng cũng như sử dụng đèn với chức năng như đèn ngủ giúp bạn không phải lọ mọ bật đèn khi đi vệ sinh đêm khuya.

Lắp đèn âm trần trên nóc tủ quần áo để đèn hắt lên trần nhà cũng là một ý tưởng không tồi. Với cách lắp này thì ánh sáng sẽ trở nên dịu nhẹ hơn, tạo độ ấm cúng cho căn phòng riêng của bạn.

5 lưu ý khi lắp đèn led âm trần

1. Không lắp đặt đèn âm trần tại những vị trí góc

Nếu bạn không chú ý vị trí lắp đặt, đặc biệt là những vị trí góc sẽ gây ra hiện tượng lãng phí ánh sáng của các thiết bị chiếu sáng. Với cách lắp đặt này không giúp mang lại cho bạn lợi ích gì về việc tiết kiệm điện năng mà còn làm hạn chế đi lượng ánh sáng có ích. Do đó thay vì việc lắp đặt những chiếc đèn âm trần ở góc phòng thì hãy dịch chuyển chúng ra phía ngoài để giúp tận hưởng trọn vẹn khả năng chiếu sáng với góc sáng rộng.

2. Không lắp đặt đèn ở vị trí quạt trần

Bạn có thể tưởng tượng nếu lắp đặt những chiếc đèn âm trần trong đường kính hoạt động của quạt sẽ có hiện tượng gì không. Đó là việc ánh sáng bị nhấp nháy là cho căn phòng không có đủ độ sáng. Thêm nữa, việc ánh sáng không đồng đều sẽ dẫn đến hiện tượng nhức mỏi mắt. Do đó, hãy tính toàn sao cho khoảng cách từ quạt trần đến bóng đèn được tốt nhất.

3. Sử dụng 1 đèn công suất cao cho nhiều đèn công suất thấp

Khi sử dụng những thiết bị điện có khả năng tiết kiệm điện như bóng đèn LED, bạn nên sử dụng một đèn công suất cao để có thể đáp ứng đủ, đúng yêu cầu về lumen. Việc này sẽ giúp cho việc cung cấp ánh sáng được phân bố tốt hơn trong căn phòng của bạn so với việc sử dụng nhiều bóng đèn có công suất nhỏ. Việc bố trí và xây dựng khoảng cách giữa những đèn âm trần và đèn chiếu sáng khác nhau sẽ giúp bạn tạo được không gian ánh sáng thích hợp nhất.

Với những không gian có diện tích hẹp, bạn có thể thay thế việc bố trí đèn âm trần xung quanh trần bằng việc tập trung ánh sáng tại một bức tường với tính toán khoảng cách đèn đều nhau.

Ngoài ra còn có một cách bố trí khác đó là hệ thống ánh sáng mang dạng lưới có thể chiếu được lên tường hoặc trần nhà. Việc này sẽ giúp không gian của bạn được có cảm giác được nới rộng đáng kể.

4. Chọn loại đèn phù hợp với chiều cao trần nhà

Với mỗi chiều cao trần nhà khác nhau sẽ có những loại đèn âm trần khác nhau. Việc này sẽ giúp cho ánh sáng được lan tỏa tốt hơn, tránh được việc bị bó hẹp không gian do ánh sáng không được cung cấp đầy đủ.

Hoặc việc bố trí khoảng cách giữa 2 đèn âm trần đều nhau cũng là lưu ý đặc biệt giúp cho việc tạo hiệu ứng ánh sáng đồng đều mang lại không gian chiếu sáng hoàn hảo hơn.

5. Lựa chọn đèn chiếu sáng có nhiệt độ màu thích hợp

Việc lựa chọn ánh sáng đèn như thế nào, có nhiệt độ màu bao nhiêu đều thuộc về vấn đề sở thích cá nhân. Tuy nhiên việc này cũng phải dựa trên tiêu chuẩn lựa chọn màu sắc cơ bản để mang lại hiệu quả chiếu sáng cao hơn cho căn phòng của bạn.

Với ánh sáng trắng > 4500K: đây là loại đèn cho ánh sáng tốt nhất vì nó có thể sử dụng được cho mọi không gian, từ văn phòng làm việc, thư viện, phòng đọc sách hay không gian sinh hoạt chung.

Ánh sáng trung tính có dải nhiệt độ màu từ 3200K – 4500K cho ánh sáng gần giống với ánh sáng mặt trời. Loại ánh sáng này sẽ được sử dụng tại các phòng trưng bày, showroom hay khu vực phòng ngủ.

Ánh sáng trắng ấm có dải nhiệt độ màu từ 2000K – 3000K được sử dụng tại những khu vui chơi, nhà hàng, khách sạn làm cho người dùng cảm thấy ấm áp và thư giãn hơn.

Với những chia sẻ về lưu ý khi lắp đèn âm trần qua bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức khi trang trí ngôi nhà của mình. Chúc bạn lựa chọn được cách lắp đặt đèn phù hợp với từng không gian riêng của gia đình bạn.