Bạn có đang băn khoăn về việc lựa chọn sự thay thế hoàn hảo cho hệ thống chiếu sáng cho không gia của mình? Đây là một thời điểm tốt để xem xét việc chuyển sang bóng đèn LED- công nghệ chiếu sáng mới cho thế kỉ 21.
Việc lựa chọn bóng đèn led là không hề đơn giản bởi vì có rất nhiều loại đèn led tiết kiệm điện, chọn một đèn LED là hoàn toàn khác với việc nhặt ra một chiếc bóng đèn sợi đốt. Trước khi bạn đi đến các cửa hàng, hãy tìm hiểu những gì bạn cần biết về việc lựa chọn các bóng đèn LED ngay.
Bóng đèn LED có thể sử dụng trong vòng 20 năm, một con số ấn tượng cho tuổi thọ của những chiếc bóng đèn. Để lựa chọn đèn led thật thông minh, sau đây sẽ là những gợi ý căn bản cần chú ý.
1. Độ sáng: Watt hay Lumen?
Có lẽ bạn đã quen với việc tìm kiếm watt (W) – một dấu hiệu cho thấy độ sáng của bóng đèn. Tuy nhiên, độ sáng của đèn LED lại được xác định khác một chút.
Đối với đèn sợi đốt, có thể chấp nhận watt cho thấy độ sáng, nhưng đối với đèn LED, Watt lại không phải là một yếu tố dự báo về mức độ sáng của bóng đèn. Ví dụ, một bóng đèn LED có độ sáng tương đương với một bóng đèn sợi đốt 60W nhưng thực tế chúng chỉ tiêu tốn từ 8-12W.
Lumen là đơn vị đo tổng lượng ánh sáng nhìn thấy được (bằng mắt thường) từ một đèn hoặc nguồn sáng phát ra. Số lumen càng cao thì đèn càng sáng.
2. Màu sắc
Những màu sắc phổ biến có sẵn cho đèn LED là vàng, trung tính và trắng.Vàng hay trung tính sẽ tạo ra màu vàng, gần như màu của bóng đèn sợi đốt, trong khi trắng sáng sẽ tạo ra một ánh sáng trắng hơn, gần gũi hơn với ánh sáng ban ngày.
Nếu bạn muốn có những thông số kỹ thuật, thì màu sắc của ánh sáng (hay nhiệt độ màu) được đo bằng độ Kelvin. Chỉ số này càng thấp, thì ánh sáng càng ấm. Vì vậy, độ sáng điển hình là ở giữa 2.700K và 3.500K. Nếu đó là màu sắc mà bạn đang mong muốn, hãy tìm kiếm những chiếc đèn nằm trong phạm vi này khi chọn mua bóng đèn LED.
3. Chất liệu đèn
Dựa vào đặc điểm thiết kế, chất liệu của vỏ đèn, chúng ta có thể đoán biết được độ bền và tuổi thọ của sản phẩm. Ví dụ, nếu vỏ đèn được làm bằng nhôm thì chắc chắn chất lượng của bóng đèn này sẽ cao hơn nhờ tính năng tản nhiệt nhanh giúp đèn luôn giữ được nhiệt độ ôn định khi làm việc và khả năng chịu va đập cao hơn so với các chất liệu khác.
4. Chip LED
Các loại chip LED khác nhau đem đến hiệu quả chiếu sáng khác nhau. Tùy vào nhu cầu sử dụng, khách hàng có thể chọn những bóng đèn có chip chiếu sáng vừa đủ với công suất cần dùng, tránh trường hợp lãng phí không đáng có. Các chip LED thông dụng hiện nay gồm có chip LED đơn, chip SMD, chip COB,… có cơ cấu hoạt động và đem lại khả năng chiếu sáng khác nhau.
>>>Xem và lựa chọn: Đèn led Philips
5. Tính toán vị trí lắp đèn
Mặc dù sinh nhiệt ít so với đèn sợi đốt nhưng đèn LED vẫn nóng lên và nhiệt được thoát ra qua một bộ phận tản nhiệt có trong bóng đèn. Nhiệt được tản ra xung quanh, giữ cho bóng đèn luôn mát, từ đó tăng tuổi thọ cho bóng đèn LED.
Vì vậy, bóng LED cần có không gian xung quanh để tản nhiệt. Nếu bạn lắp bóng đèn trong một chỗ kín, nhiệt không có chỗ nào để thoát ra. Khi đó bóng đèn sẽ bị nóng lên và hỏng nhanh chóng.
Ngoài ra, để có thể sở hữu một bóng đèn LED hoàn hảo, bạn nên cân nhắc thêm một số tiêu chí về chất lượng của nguồn đèn Driver hay CRI – chỉ số hoàn màu,…
Những lưu ý chúng tôi chia sẻ phía trên đã giúp bạn lựa chọn được một loại đèn LED phù hợp chưa? Bạn có thể liên hệ theo số hotline phía dưới để được tư vấn chi tiết hơn.